Ban hành giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt.

 

Ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt

Giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn, giá dịch vụ ngày giường bệnh, giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật.

Giá dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê chưa bao gồm chi phí thuốc và oxy sử dụng cho dịch vụ. Chi phí thuốc và oxy thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và người bệnh theo thực tế sử dụng và kết quả đấu thầu mua sắm của đơn vị.

Như vậy, so với mức giá cũ, giá khám bệnh mới cao hơn khoảng 10%. Theo các bệnh viện, như vậy sẽ tăng thêm nguồn thu từ bảo hiểm y tế để nâng chất lượng dịch vụ.

Thông tư nêu rõ nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ với các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng bảo hiểm y tế, viện có giường bệnh, trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh, được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức.

Theo Thông tư mới nhất này, đối với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh trước ngày 17/11/2023 và ra viện, hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau ngày 17/11/2023 tiếp tục được áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh trước thời điểm thực hiện giá mới này.

Giá dịch vụ ngày giường bệnh bảo hiểm y tế cao nhất 867.500 đồng. Thông tư này cũng hướng dẫn giá khám bệnh, hội chẩn; giá dịch vụ ngày giường bệnh; giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm; bổ sung ghi chú của một số dịch vụ kỹ thuật.

Giá dịch vụ ngày giường bệnh bảo hiểm y tế cao nhất 867.500 đồng (bệnh viện hạng đặc biệt), thấp nhất là 64.100 đồng (trạm y tế xã). Tương tự, mức giá này so với mức giá cũ tăng hơn 10%.

Thông tư này cũng quy định giá của gần 2.000 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng tại các bệnh viện. Hầu hết các mức giá này đều điều chỉnh tăng.

Chẳng hạn, giá dịch vụ siêu âm đơn thuần theo quy định mới là 49.300 đồng (giá cũ là 43.900 đồng), cao nhất là siêu âm trong lòng mạch hoặc đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR có giá 2.023.000 đồng (giá cũ là 1.998.000 đồng).

Hay giá một lần chụp X-quang thường (1 tư thế) là 53.200 đồng (giá cũ là 50.200 đồng)… Giá một lần chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy có thuốc cản quang là 1.712.000 đồng (giá cũ là 1.701.000 đồng).

Hà Nội phát triển y tế cơ sở

Tại Hà Nội, số lượt người đến khám chữa bệnh ở phòng khám, đa khoa, trạm y tế khoảng 2 triệu lượt/năm. Tuy nhiên, số người dân đến với y tế cơ sở để được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tư vấn về sức khỏe thường chiếm tỷ lệ thấp và càng ngày càng sụt giảm.

Nhiều chính sách chưa thật sự tạo điều kiện cho y tế cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh, điều đó dẫn tới người dân sẽ lại tiếp tục vượt tuyến, chịu chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe. Các bệnh viện tuyến trên tiếp tục quá tải và sự hài lòng sẽ khó được cải thiện.

Những quy định như phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề, danh mục kỹ thuật tại trạm y tế xã hay chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế và một số quy định khác đã làm giảm lượng người bệnh đến khám chữa bệnh tại tuyến y tế xã, phường, bệnh viện tuyến huyện.

Do vậy, các cơ sở khám chữa bệnh bệnh tuyến cơ sở đã bị hạn chế phát triển chuyên môn, thiếu thuốc tốt, trang thiết bị cần thiết, các thầy thuốc giỏi trình độ cao đã dịch chuyển về làm việc ở các bệnh viện tuyến trên và khu vực tư nhân.

Người dân chưa được khám, phát hiện, quản lý, theo dõi các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường,… một cách bài bản, thường xuyên, liên tục và còn vô vàn khó khăn khác nữa nảy sinh từ hoạt động của y tế cơ sở.

Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, khoảng 30% trường hợp nhập viện có thể tránh được nếu được chăm sóc sức khỏe tốt tại y tế cơ sở. Có 10 nhóm bệnh nhập viện cao nhất, nếu được kiểm soát tốt ngay tại y tế cơ sở thì sẽ giảm được khoảng 80% các ca nhập viện do các bệnh này.

Liên quan đến quyền lợi của người dân khi khám chữa bệnh tại xã, phường, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Hòa cho biết, Luật Bảo hiểm y tế đang sửa đổi trong đó có những tháo gỡ khó khăn cho y tế cơ sở, ưu tiên ngân sách cho trạm y tế, chú trọng chính sách thanh toán bảo hiểm y tế cũng như nhân lực.

Cũng theo Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tại tuyến xã hiện có 182 danh mục kỹ thuật được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán, nhưng hiện các trạm y tế xã chưa thực hiện được khoảng 50% danh mục, chưa được bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 50% số danh mục kỹ thuật thuộc phạm vi được triển khai.

Các trạm y tế xã muốn được phê duyệt chi trả thì các sở y tế phải phê duyệt danh mục và đảm bảo điều kiện thực hiện các kỹ thuật tại tuyến xã. Do đó, các sở y tế cần nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến xã.

Hiện nay có 6 thách thức của y tế cơ sở: Nhân lực của trạm y tế xã là vấn đề then chốt; niềm tin của người dân với trạm y tế xã; tác động chính sách thông tuyến; chất lượng khám chữa bệnh gắn liền với người bệnh; sự quyết tâm của người đứng đầu và vấn đề tài chính- kinh tế y tế.

Đề cập đến 5 giải pháp đối với y tế cơ sở, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng, điều kiện kiên quyết đó là nhân lực, chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế xã.

Tuyên truyền hiệu quả tạo sự tin tưởng của người dân. Quản lý hiệu quả bệnh không lây nhiễm. Nguồn lực-tài chính y tế và vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin.